Số lượt khách ghé thăm

Cung cấp sợi thủy tinh bọc phủ composite frp

Cung cấp sợi thủy tinh bọc phủ composite frp
Chuyên tư vấn và cung cấp sợi KCC, sợi jushi, sợi taishan bọc phủ composite

Cung cấp Vinylester bọc phủ composite kháng hóa chất

Cung cấp Vinylester bọc phủ composite kháng hóa chất
Chuyên tư vấn - cung cấp vinylester, sợi thủy tinh bọc phủ composite nhà máy kháng hóa chất

Tủ bếp composite frp

Tủ bếp composite frp
Chuyên tư vấn và cung cấp nhựa polyester, vinylester, sợi thủy tinh bọc phủ composite bê tông

Phủ composite bồn thép

Phủ composite bồn thép
Bọc phủ chống thấm composite sân thượng, mái nhà

Bọc phủ composite

Bọc phủ composite
Phủ composite sàn nhà xưởng, nhà máy kháng hóa chất ăn mòn, nhiệt độ cao

Thùng rác composite

Thùng rác composite
Chuyên cung cấp polyester phủ composite bể xử lý chất thải

Tìm kiếm Blog này

Bồn hóa chất composite

Bồn hóa chất composite
Chuyên cung cấp vật liệu bọc phủ chống thấm composite tàu thuyền vỏ gỗ, vỏ sắt, vỏ thép, cano, tàu thuyền du lịch

Bộ phân ô tô

Bộ phân ô tô
Chuyên cung cấp nhựa vinylester resin swancor 901, 907, 977

Tàu thuyền composite

Tàu thuyền composite
Chuyên tư vấn và cung cấp nhựa polyester bọc phủ composite

Đọc nhiều

[TIN TỨC] Phải thay đổi vật liệu đóng tàu - việc khó cũng phải làm


LTS: Sau khi Báo Bà Rịa – Vũng Tàu đăng loạt bài “Tổ chức lại mô hình đánh bắt hải sản trên biển”, nhiều bạn đọc đã gửi thư, bài viết đến Tòa soạn góp thêm ý kiến về việc hiện đại hóa nghề cá của tỉnh, mà trọng tâm là có nên đóng tàu vỏ sắt trang bị cho ngư dân hay không. Báo Bà Rịa – Vũng Tàu xin giới thiệu bài viết “Thay đổi vật liệu đóng tàu cá - khó vẫn phải làm” của ông Trần Văn Dũng, Tổng Giám đốc Công ty CP Chế biến- Xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) bàn về việc sử dụng vật liệu khác để đóng tàu cá thay cho gỗ.

Khai thác hải sản là một trong những nghề có truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Từ những phương tiện thô sơ như bè mảng, thúng chai, thuyền nan làm bằng tre, nứa... đến nay, bằng những kinh nghiệm tích lũy từ cha ông ngư dân Việt Nam nói chung và Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng đã có những chiếc tàu vỏ gỗ công suất hàng trăm sức ngựa, trọng tải hàng trăm tấn để vươn ra khai thác hải sản xa bờ. Nhờ có những đội tàu vỏ gỗ công suất lớn, nghề khai thác hải sản của tỉnh đã phát triển mạnh, sản lượng khai thác ngày càng cao, chủng loại phong phú, đa dạng. Nghề cá đã mang lại cuộc sống ổn định cho hàng ngàn chục ngàn lao động, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

MÂU THUẪN RỪNG VÀ BIỂN

Tuy nhiên, cùng với sự lớn mạnh của đội tàu cá, phát sinh một vấn đề phải giải quyết. Đó là nhu cầu các loại gỗ tròn, gỗ xẻ cũng tăng lên hằng ngày để phục vụ cho việc đóng, sửa tàu thuyền. Nếu đóng một chiếc tàu loại nhỏ, công suất dưới 90 CV cần 100m3 gỗ, thì một chiếc tàu công suất lớn khai thác xa bờ cần tới khoảng 200 – 300m3 gỗ nhóm 1, 2. Do đó, hoạt động khai thác hải sản càng sôi động thì lượng gỗ chất lượng cao bị sử dụng cũng càng nhiều, nghĩa là càng phải khai thác nhiều hơn những khu rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn. Hệ lụy là rừng của nước ta ngày càng cạn kiệt, thậm chí có nơi bị tàn phá với tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với khả năng tự hồi phục hay trồng lại.

Nguồn cung gỗ trong nước không còn khả năng thỏa mãn nhu cầu phát triển nghề khai thác cá biển, nước ta phải nhập khẩu gỗ từ các nước lân cận như Lào, Campuchia, Myanmar, Indonesia, Malaysia..., nhưng các nước này cũng dần dần hạn chế xuất khẩu gỗ.

Như vậy, lấy đâu ra nguồn cung cấp gỗ chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tu sửa hằng năm của hàng trăm nghìn con tàu gỗ hiện có và hàng ngàn con tàu khai thác xa bờ sẽ được đóng mới theo chương trình phát triển? Phải chăng đây cũng tiềm ẩn nạn phá rừng? Ai cũng đã biết những hậu quả khủng khiếp tất yếu sẽ đến khi rừng bị tàn phá và môi trường thiên nhiên bị hủy hoại.

PHẢI THAY ĐỔI VẬY LIỆU ĐÓNG TÀU

Việt Nam có lợi thế của một quốc gia với vùng biển đặc quyền kinh tế rộng gấp 3 lần diện tích đất liền và bờ biển dài hơn 3.000km. Biển nước ta rất giàu tài nguyên, bao gồm cả tài nguyên hải sản. Chủ trương phát triển đội tàu khai thác biển hùng mạnh để khai thác tiềm năng tài nguyên, đồng thời tham gia giữ gìn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc là rất đúng đắn. Tuy nhiên, để thực hiện chủ trương đó, một trong những vấn đề cần quan tâm đầu tiên là phải nghiên cứu thay thế gỗ bằng các loại vật liệu đóng tàu khác.

Trên thế giới và ngay cả các nước hay vùng lãnh thổ có nghề khai thác cá biển phát triển xung quanh Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, . . . từ rất lâu đã có giải pháp thay thế tàu vỏ gỗ bằng các loại tàu vỏ sắt hay vỏ composite. Gần nhất, Thái Lan cũng đang hạn chế dần tàu vỏ gỗ để thay bằng các vật liệu khác.

Khi đến tham quan các cảng cá trong tỉnh, nhiều khách hàng nước ngoài – nhất là người châu Âu – đều tỏ ra rất ngạc nhiên khi nhìn thấy hàng nghìn tàu đánh cá vỏ gỗ của ngư dân Việt Nam. Nhìn những con tàu gỗ to sừng sững trong cảng, họ hay so sánh với những chiếc tàu chiến thời trung cổ ở nước họ và đã cật vấn chúng tôi: “Việt Nam lấy gỗ ở đâu ra để đóng những con tàu này? Tương lai của chúng ta sẽ ra sao nếu mai này không còn rừng”.

Từ những năm 70 của thế kỷ trước, Việt Nam đã cử nhiều học sinh, nghiên cứu sinh đi học tập, hợp tác với ngành đóng tàu và khai thác cá biển ở các nước Liên Xô (cũ), Ba Lan, Trung Quốc. Việt Nam cũng từng có nhà máy đóng tàu khá quy mô và những đoàn tàu đánh cá vỏ sắt hiện đại, trang bị đầy đủ máy hàng hải và khai thác, cần cẩu, hầm đông lạnh, có thể khai thác xa bờ dài ngày như đội tàu Việt Đức, Việt Trung, Việt Xô ở các quốc doanh đánh cá Hạ Long, Chiến Thắng, Tây Nam. Nhưng chỉ sau một thời gian, các xí nghiệp quốc doanh này hoạt động không hiệu quả, không phù hợp với cơ chế thị trường nên phải giải thể, các đoàn tàu vỏ sắt lần lượt biến mất.

Thiết nghĩ, với chiến lược lâu dài phát triển ngành kinh tế biển của Việt Nam, Chính phủ cần có chủ trương, chính sách mạnh mẽ nhanh chóng chuyển đội tàu đánh cá và các tàu biển khác từ vỏ gỗ sang vỏ sắt, composite hay những vật liệu tiên tiến khác.

LÀM SAO ĐẾ THAY THẾ VẬT LIỆU ĐÓNG TÀU?

Có thể ngay trước mắt, một bộ phận ngư dân không ủng hộ chủ trương thay tàu vỏ gỗ bằng vật liệu khác, vì cho rằng tàu không phải vỏ gỗ không phù hợp với thói quen, tập quán lâu đời của ngư dân, rất khó sử dụng trong đánh cá; Hoặc cho rằng, không phù hợp với bến cá, cảng cá hiện có của các địa phương; hoặc cũng vì chi phí đầu tư đóng mới quá cao.

Những lo ngại đó là không tránh khỏi và cũng hợp lý theo tư duy thông thường của người dân, nhưng không phải khó khắc phục. Song song với việc tuyên truyền lợi ích lâu dài của việc chuyển đổi đối với tương lai ngành khai thác hải sản Việt Nam, tôi xin đề xuất một số chính sách, giải pháp sau đây để thúc đẩy quá trình chuyển đổi nhanh chóng và hiệu quả.

Trước hết, để kích thích bước đầu, nhà nước cần ưu tiên cho các hộ ngư dân chuyển đổi sớm bằng các biện pháp như cho vay vốn đóng tàu loại mới không lãi hoặc lãi suất thấp nhiều năm từ nguồn vốn phát triển của Chính phủ (không phải nguồn tín dụng ngân hàng).

Giao trách nhiệm cho các đơn vị đào tạo trong ngành tổ chức đào tạo, huấn luyện miễn phí cho thủy thủ, thuyền viên sử dụng thành thạo tàu thuyền và các máy móc, thiết bị, phương tiện thông tin liên lạc hiện đại trang bị trên các tàu mới.

Hợp tác với các tổ chức quốc tế và các nước lân cận để trao đổi kinh nghiệm, học tập nghề khai thác hải sản bằng các loại tàu hiện đại.

Cải tạo các cảng cá, ụ tàu ở các địa phương ven biển phù hợp với mớn nước, độ cao của các loại tàu mới và các phương tiện xếp dỡ hàng để tàu dễ dàng cập cảng.

Trong khi chưa có điều kiện đóng mới, nhà nước cho phép nhập khẩu các loại tàu vỏ sắt, vỏ composite và các loại vật liệu khác gỗ để khai thác trên biển đã qua sử dụng để giảm chi phí chi phí đầu tư ban đầu.

Bằng cách thực hiện việc chuyển đổi theo những lộ trình 5, 10 năm thật cụ thể, chắc chắn chỉ trong khoảng vài chục năm tới, Việt Nam sẽ có đội tàu cá biển hùng mạnh, có thể hợp tác khai thác ngang bằng với các nước có biển, phát triển mạnh nghề cá xa bờ và cả nghề cá viễn dương, đồng thời bảo vệ vững chắc tài nguyên và chủ quyền lãnh thổ biển đảo của đất nước.

TRẦN VĂN DŨNG
TƯ VẤN NGUYÊN VẬT LIỆU BỌC PHỦ COMPOSITE FRP
CHỐNG THẤM NƯỚC - CHỐNG ĂN MÒN AXIT & NHIỆT ĐỘ

094 932 9799 | 096 432 9799 | sales@anphuockhanh.com
Sợi thuỷ tinh | Nhựa Polyester | Nhựa Vinylester
Designed by OddThemes | Distributed by Gooyaabi Templates