Đó là những ưu điểm chủ yếu của vật liệu composite. Sự ra đời của vật liệu composite là cuộc cách mạng về vật liệu nhằm thay thế cho vật liệu truyền thống ở những mục đích thích hợp trong công nghiệp và đời sống. Vật liệu truyền thống có những điểm khó hoặc không thể khắc phục được như: nặng (bê tông, gạch, sắt thép), dễ vỡ (sành, sứ), mối mọt, khai thác nhiều thì ảnh hưởng môi trường sinh thái (gỗ), sét gỉ, chi phí bảo dưỡng cao (sắt thép), v.v… Những nhược điểm này khiến cho việc tổ chức sản xuất, vận chuyển phức tạp, đắt tiền, đồng thời sử dụng không thuận tiện, chi phí bảo quản cao, v.v…
Trái lại, với những ưu điểm nêu trên, composite có thể khắc phục những nhược điểm của vật liệu truyền thống. Vì vậy, nó được ứng dụng vào những mục đích, những sản phẩm và ở những nơi mà những ưu điểm của composite được phát huy một cách có hiệu quả, thỏa mãn được yêu cầu trong sử dụng. Cho nên từ những năm 60 đầu thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của công nghệ polymer, vật liệu composite đã không ngừng được phát triển cho đến ngày nay và được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp và đời sống như: vật dụng gia đình, trang trí nội thất, tượng đài, cầu trượt, bể bơi, nhà cửa, tấm lợp, vách ngăn, ống dẫn, bồn chứa, bể xí tự hoại, vỏ ô tô, tàu thủy, xe lửa, máy bay, cấu kiện điện tử và cấu kiện cho ngành hang không vũ trụ…
Vậy composite là gì? – Đó là tên gọi chung của bất cứ vật liệu nào được tạo nên bởi sự pha trộn các thành phần riêng lẻ trước khi sử dụng vào chế tạo sản phẩm cụ thể. Ví dụ: cát, sỏi đá, xi măng, nước được hòa trộn với nhau rồi cùng với cốt thép, đóng rắn lại thành bê tông, cho nên bê tông thực chất cũng là một dạng composite. Tên Composite xuất phát từ gốc tiếng Anh Compos (tiếng Pháp Compose’) có nghĩa là hợp nhất nhiều thành phần (nhiều chất) riêng lẻ tạo thành bằng cách hòa trộn chúng ngay trước khi sử dụng. Những thành phần riêng lẻ này nếu chỉ mình nó thì đặc tính và công dụng hoàn toàn khác. Nhưng nếu chúng kết hợp với nhau trong một quy trình hợp lý thì sẽ cho ta loại vật liệu hoàn toàn khác có đặc tính sức bền cơ lý hơn hẳn (bê tông là một ví dụ dễ thấy). Đó chính là vật liệu Composite. Nói cách khác Composite là vật liệu đa thành phần.
Composite có nhiều loại, được tạo ra tùy theo chất liệu thành phần và mục đích sử dụng. Ví dụ: trong công nghệ gốm sứ, công nghệ Polyme, v.v… đều có vật liệu được gọi composite. Composite thuộc chất dẻo nhiệt rắn bao gồm 2 thành phần chủ yếu là polyme và các loại sợi gia cường:
- Polyme: Polyeste, vinyleste, epoxy…
- Các loại sợi: thủy tinh, aramid, polyeste, cacbon,…
- Các chất: Xúc tiến (accelator), xúc tác (catalyst) và phụ trách khác tuy với tỷ lệ trọng lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu.
Composite cấu tạo từ loại sợi nào thì mang tên loại sợi đó. Ví dụ: composite cacbon (với sợi cacbon); composite thủy tinh (với sợi thủy tinh), v.v… Sợi thủy tinh là loại sợi gia cường được sử dụng rộng rãi nhất trong vật liệu composite. Nó đóng vai trò gia cường (tăng sức bền) cho chất dẻo nên composite thủy tinh được viết tắt là FRP (Fiberglass reinforced plastic) hoặc GRP (Glass reinforced plastic). Trên thị trường cũng như trong sản xuất vật liệu này được gọi tắt là FRP, đôi khi ngắn gọn: sợi thủy tinh. Ví dụ: cano làm bằng sợi thủy tinh v.v…
TƯ VẤN NGUYÊN VẬT LIỆU BỌC PHỦ COMPOSITE FRP
CHỐNG THẤM NƯỚC - CHỐNG ĂN MÒN AXIT & NHIỆT ĐỘ
094 932 9799 | 096 432 9799 | sales@anphuockhanh.com
Sợi thuỷ tinh | Nhựa Polyester | Nhựa Vinylester